Theo bài viết mang tựa đề “Trí tuệ nhân tạo đang đe dọa sự tồn vong của các ngành nghề tại ASEAN” của tác giả Stephen Chin, việc các nền kinh tế ASEAN đang chuyển đổi sang công nghệ kỹ thuật số và thúc đẩy mạnh mẽ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ dẫn đến khả năng vào năm 2028, có 6 nền kinh tế phát triển nhất ASEAN hiện nay sẽ sản xuất được khối lượng sản phẩm tương đương hiện tại mà không cần sử dụng 28 triệu lao động.
Theo báo cáo về Công nghệ và tương lai của các ngành nghề ASEAN, dự báo đến năm 2028, lao động trong các ngành nghề thuộc 6 nền kinh tế phát triển nhất trong khu vực ASEAN (ASEAN 6) có khả năng sẽ bị thay thế bởi robot, trí tuệ nhân tạo. Việt Nam được dự báo sẽ có khoảng 7,5 triệu người mất việc làm hoặc phải thay đổi công việc vào năm 2028. Phần lớn những công việc này được đánh giá là đơn điệu và năng suất thấp, chủ yếu là trong lĩnh vực nông nghiệp.
Xu hướng chuyển đổi cơ cấu nhân lực trong Cách mạng công nghiệp 4.0
Khi thị trường lao động phát triển, các kỹ năng cần thiết cũng sẽ thay đổi. Nghiên cứu cho thấy 41% trong số 6,6 triệu lao động dư thừa "thiếu hụt" các kỹ năng công nghệ thông tin theo yêu cầu của các công việc mới. Gần 30% người lao động thiếu "kỹ năng tương tác" cần thiết đối với các vị trí tuyển dụng trong tương lai, chẳng hạn như kỹ năng thương lượng, thuyết phục và dịch vụ khách hàng. Chỉ hơn 25% thiếu “các kỹ năng cơ bản” như các kỹ năng học tập, đọc và viết thành thạo.
Để giảm thiểu tình trạng này, các nước ASEAN 6 có thể phải thực hiện những thay đổi chính sách lớn đối với hệ thống giáo dục. Các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức giáo dục, các nhà cung cấp công nghệ và công nhân… cần phải phối hợp chặt chẽ để trang bị cho người lao động các công cụ và kỹ năng cần thiết để chuyển đổi.
Báo cáo trên đã dự báo một kịch bản trong 10 năm tới chỉ có 40% công việc mới được tạo ra trong lĩnh vực sản xuất, số còn lại sẽ xuất hiện trong lĩnh vực dịch vụ. Việc phát triển các nền kinh tế ASEAN đòi hỏi phải có những bước nhảy từ giai đoạn sản xuất đến giai đoạn dịch vụ để bắt kịp những thay đổi nhanh chóng đối với nhu cầu việc làm.
Du học – sự “đi tắt - đón đầu” cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 của người Việt trẻ
Việt Nam là nước có dân số 94 triệu người (năm 2018), trong đó có 54 triệu người đang trong độ tuổi lao động (59,5%). Như vậy chúng ta đang trong thời kỳ dân số vàng để phát triển kinh tế. Đây có thể là một “cơ hội vàng” để đi tắt đón đầu công nghệ, ứng dụng những tiến bộ, thành tựu công nghệ của nhân loại, trước hết là CNTT, công nghệ số, công nghệ điều khiển và tự động hóa để nâng cao năng suất, hiệu quả trong tất cả các khâu của nền kinh tế. Từ đó, giúp thu hẹp khoảng cách và đuổi kịp những nước đi trước trong khu vực và thế giới thông qua tiếp thu, làm chủ và ứng dụng nhanh vào sản xuất, quản lý những tiến bộ, thành tựu khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, năng suất lao động của Việt Nam đạt 3.660 USD/năm, chỉ bằng 4,4% của Singapore; 17,4% của Malaysia; và 35,2% của Thái Lan. Để phát triển chất lượng, người Việt cần đào tạo theo nhu cầu xã hội, tăng thực hành, tập trung vào nội dung làm sao để sinh viên có kĩ năng đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Câu hỏi lớn đặt ra cho tất cả chúng ta là làm sao để có được một đội ngũ lao động chất lượng cao kịp thời? Kinh nghiệm của các nước phát triển là để có được một nguồn nhân lực có năng lực sáng tạo, có khả năng ứng dụng nhanh những thành tựu mà cuộc cách mạng số tạo ra, có tinh thần khởi nghiệp và đủ bản lĩnh để đứng trước sự đổi thay và phát triển - chỉ có một cách là thông qua giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, các trường đại học ở nước ta hiện nay vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, cải cách giáo dục chưa mang lại hiệu quả, thiếu sự gắn kết giữa đào tạo và thị trường lao động gây ra tình trạng sinh viên thất nghiệp nhiều khi ra trường, dẫn đến việc dư thừa lao động gây lãng phí lớn.
Để đào tạo được nguồn nhân lực thích ứng với kỷ nguyên mới, bắt buộc các trường phải thay đổi tư duy về giáo dục, đổi mới mô hình, chương trình và phương thức đào tạo theo hướng CMCN 4.0. Mục tiêu không còn là đào tạo sinh viên ra trường có việc làm nữa, mà phải đào tạo cho ra những công dân toàn cầu có năng lực tư duy đổi mới và sáng tạo và đủ tố chất để lĩnh hội các kỹ thuật tiên tiến trong kỷ nguyên cách mạng số.
Chính vì vậy, du học là một trong những giải pháp “tự cứu mình” được nhiều phụ huynh và học sinh lựa chọn. Trong đó, Nhật Bản hiện nay Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện có 75.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Nhật Bản, chiếm 33% tổng số du học sinh Việt Nam đi du học tại nước ngoài. Đây là lần đầu tiên số lượng sinh viên Việt Nam du học Nhật Bản đã vượt qua các “thị trường du học truyền thống” như Mỹ, Úc, Canada…Vậy điều gì đã giúp Nhật Bản là điểm đến hấp dẫn cho các du học sinh như vậy?
Nhật Bản thu hút số lượng lớn DHS Việt Nam
Theo Thạc sĩ Lê Văn Công, TGĐ Công ty tư vấn du học TMS ASIA (thuộc tập đoàn TMS Group), Nhật Bản là đất nước có nền kinh tế lớn đứng thứ 3 trên thế giới, sau Mỹ và Trung Quốc. Nhật Bản với nền giáo dục chất lượng hàng đầu, du học sinh Việt Nam dễ dàng có được việc làm thêm với thu nhập cao. Ngoài việc được tích lũy kiến thức ở nền giáo dục hoàn hảo, du học sinh Việt Nam còn học hỏi được từ con người Nhật Bản đức tính độc lập, tự tin, cần cù, siêng năng và kỷ luật trong công việc. Với con số 80% du học sinh ở lại Nhật Bản làm việc sau khi tốt nghiệp đã nói lên một điều rằng bạn hoàn toàn có thể tìm được một công việc ổn định ở Nhật. Ngoài việc học tập, du học sinh còn có cơ hội trải nghiệm cuộc sống ở một quốc đảo xinh đẹp, một trong những quốc gia có chất lượng dịch vụ số 1 thế giới. Nhật Bản hiện nay vẫn là nhà tài trợ lớn nhất của Việt Nam. Đến nay, khối lượng ODA mà Chính phủ Nhật Bản cam kết dành cho Việt Nam chiếm khoảng 40% tổng khối lượng ODA mà cộng đồng tài trợ quốc tế đã cam kết. Hiện nay, các công ty Nhật Bản được đánh giá trả lương cao nhất tại Việt Nam.
Trang mạng ASEAN Post mới đây đăng bài viết đề cập đến một số nguy cơ và thách thức mà các nền kinh tế ASEAN sẽ phải đối mặt trong Cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0).
Ngày 12/7, tại Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng Lê Hải An đã có buổi làm việc với ông Daisuke Okabe - Công sứ kinh tế Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. Tại đây, hai bên đã thống nhất một số quan điểm nhằm thúc đẩy và làm sâu sắc hơn hợp tác trong lĩnh vực giáo dục giữa hai quốc gia và giải pháp nhằm siết chặt quản lý hoạt động tư vấn du học Nhật Bản.
Theo nghiên cứu của Tổ chức hỗ trợ du học sinh Nhật Bản - JASSO đã chỉ ra rằng số lượng du học sinh quốc tế đăng ký học tại các trường đại học tại Nhật hoặc những trường ngôn ngữ tăng 12%, trong đó Việt Nam là quốc gia có số lượng du học sinh đứng thứ 2 tại Nhật với 72.354 du học sinh (tháng 5/2018)
Vượt qua hàng ngàn hồ sơ trên toàn thế giới, bạn Nguyễn Lê Thanh Thúy (Du học sinh ICOGroup) xuất sắc là đại diện Việt Nam duy nhất giành học bổng toàn phần Chính phủ Hàn Quốc trị giá lên tới 2,2 tỷ đồng (năm 2019). Đặc biệt, ngôi trường mà Thúy sắp theo học từng là nơi sản sinh ra những “idol quốc dân” của Hàn Quốc như G-Dragon, B Rain...
Chỉ với 140 triệu đồng, cho con cơ hội tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến tại Hàn Quốc. Để con tự lập, trưởng thành và có một tương lai vững chắc hơn thì 140 triệu đồng không phải là con số lớn.
Nổi tiếng với vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực đào tạo ngoại ngữ và du học tại các quốc gia phát triển, Tổ chức giáo dục AVT Education đã và đang mang đến những chương trình học tập vô cùng nhân văn cho giới trẻ Việt Nam. Nổi bật có thể kể đến việc dạy ngoại ngữ miễn phí trên nhiều tỉnh thành.